Truyền thống đón Tết được bắt nguồn từ nghi lễ tạ ơn mùa màng bội thu qua nhiều thế kỉ bởi những người dân Nhật Bản kèm theo đó là các nghi lễ tôn giáo cổ xưa. Tập quán này đều ý nghĩa đêm lại sự tốt lành và có ý nghĩa đối với mỗi người dân Nhật Bản. Và phong tục đón Tết truyền thống của người Nhật Bản như thế nào?
Table of Contents
Tiếng chuông tất niên
Người Nhật Bản thường trang trí các lối vào nhà và các cửa hàng đều được trang trí bằng các thanh tre Kadomatsu và lá thông hoặc các vòng bằng rơm Shimenawa – một phong tục có nguồn gốc từ đạo Shinto. Trong thời gian này, người dân thường làm và thưởng thức bánh dày Mochi và mâm cỗ ngày Tết Osechi-ryori – những món ăn truyền thống trong năm mới.
Ngày 31 tháng 12 là ngày rất quan trọng đối với người dân Nhật Bản, người dân thường thức suốt đêm trong dịp này. Các phong tục cổ liên quan đến ngày cuối cùng trong năm trải dài khắp các vùng miền ở Nhật Bản, nhưng một trong số những điều phổ biến nhất, được bắt đầu từ thời kỳ Edo (1603 – 1868) là ăn mì Soba kiều mạch. Người ta ăn mì Soba trong ngày 31 tháng 12 vào bữa tối hoặc như một bữa xế buổi chiều để cầu mong sự trường thọ như những sợi mì thon dài mà họ đang dùng. Tuy nhiên, nên tránh ăn mì Soba vào lúc quá nửa đêm vì điều này được tin là sẽ mang lại vận xui.
Gần nửa đêm, bầu không khí lấp đầy bởi âm thanh trầm ấm của tiếng chuông từ các đền thờ ngâng lên. Các quả chuông được rung 108 lần như báo hiệu năm cũ đang dần qua đi và bước vào một năm mới. Một lý giải khác về tiếng chuông nói rằng điều này được thực hiện để từ bỏ 108 ham muốn của con người. Một số đền chùa cho phép người bình thường đến rung các quả chuông. Hãy thử việc này nếu bạn có cơ hội.
Đón bình minh
Ở Nhật, mặt trời mọc trong ngày mùng 1 Tết được cho là mang một năng lượng siêu nhiên đặc biệt, và lời thỉnh nguyện vào bình minh đầu tiên trong năm trở thành một tập quán phổ biến kể từ thời Meiji (1868 – 1912). Đến tận ngày nay, những đám đông vẫn tụ tập trên các đỉnh núi hay bãi biển nơi có thể ngắm rõ bình minh để cầu nguyện cho sức khoẻ và hạnh phúc gia đình trong năm mới. Một phong tục khác vẫn được duy trì hiện nay là đi lễ chùa hoặc đền vào ngày Tết. Kể cả những người thường không viếng đền chùa trong cuộc sống thường nhật cũng đến đây vào dịp năm mới để cầu nguyện sức khoẻ và hạnh phúc cho gia đình mình. Nhiều cô gái trẻ nhân cơ hội này khoác lên mình những bộ Kimono nhiều màu sắc rực rỡ, hoà thêm vào bầu không khí lễ hội. Khi cầu nguyện ở đền thờ đạo Shinto, cách thông thường là lạy hai lần, vỗ tay hai cái rồi lạy một lần nữa. Còn tại chùa Phật giáo, chỉ đơn giản chắp tay và cầu nguyện trong im lặng mà không vỗ tay.
Đền Meiji ở Harajuku là địa điểm nổi tiếng nhất Tokyo để du khách tham quan cấu trúc tiêu biểu của một ngôi đền đạo Shinto và cầu nguyện cho năm mới. Trong nhiều năm trở lại đây, đền Meiji thu hút lượng du khách đông đúc nhất trong dịp Tết ở nước Nhật. Từ ngày 31 tháng 12 đến xuyên suốt một vài ngày đầu năm, đám đông ở đây lên đến con số hàng trăm nghìn người.
Lễ chúc mừng năm mới
Mội số ngôi chùa Phật giáo có lượng lớn du khách vào dịp năm mới như Narita-san Shinsho-ji nằm gần sân bay Narita hay Kawasaki Daishi ở Kawasaki nằm tiếp giáp với Tokyo. Khi đến đây, những người đi lễ chùa và đền cầu nguyện cho sự may mắn, bảo vệ khỏi tai nạn giao thông hoặc để tránh khỏi tà ác.
Một vài ngày sau Giáng Sinh, lối vào nhiều ngôi nhà, cửa hàng và các toà nhà ở Nhật Bản bắt đầu được trang trí với một nhành thông và tre Kadomatsu. Vật trang trí này được chuẩn bị để chào đón thần Shinto và bắt nguồn từ niềm tin trong đạo Shinto rằng thần linh trú ngụ trên các thân cây. Hơn nữa, sự có mặt của lá thông, loài cây vẫn xanh tốt ngay cả trong mùa đông, cùng những thân tre lớn nhanh và thẳng đứng, bày tỏ ước muốn của người Nhật được sở hữu đức tính và sức mạnh vượt qua mọi nghịch cảnh.
Tại lối vào nhà thường sẽ được treo một chiếc vòng rơm bện gọi là Shimenawa. Giống như Kadomatsu, vật này là dấu hiệu cho thấy ngôi nhà đã được thanh lọc để sẵn sàng chào đón các vị thần.
Sau khi tiếng chuông chùa năm mới vang lên và chuyến đi lễ chùa hoặc đền đầu tiên trong năm được hoàn tất, mọi người trở về nhà để thưởng thức món ăn truyền thống Osechi trong bữa cơm cùng đại gia đình. Osechi vốn dĩ là món ăn được dâng cúng cho các vị thần Shinto, nhưng cũng còn là một món ăn may mắn nhằm mang lại hạnh phúc cho cả gia đình. Mỗi thành phần nguyên liệu làm nên Osechi đều mang một ý nghĩa riêng đặc biệt và các món ăn này được chuẩn bị để có thể bảo quản ăn dần trong suốt dịp Tết kéo dài gần một tuần. (Từ xa xưa, việc chuẩn bị trước các món ăn có thể bảo quản và ăn dần trong một khoảng thời gian nhằm để làm giảm bớt công việc cho các bà nội trợ).
Nhiều khách sạn và nhà trọ kiểu Ryokan ở Nhật Bản phục vụ thực đơn Osechi trong ba ngày đầu tiên của năm. Cũng rất đáng để thử kế hoạch vui chơi Tết đặc biệt, bao gồm những chương trình giải trí truyền thống như nghe đàn Koto (đàn hạc Nhật Bản) và xem biểu diễn múa lân Shishi-mai thêm phần náo nhiệt và làm cho kỳ nghỉ ở Nhật vào dịp Năm Mới trở thành trải nghiệm không thể quên.
Tết ở Nhật Bản là một thời điểm trong năm mà đất nước hiện đại và dẫn đầu về công nghệ này quay về với phong tục truyền thống. Các năm trước đây, nhiều cửa hàng, doanh nghiệp và các địa điểm thú vị có thói quen nghỉ lễ trong dịp cuối năm và năm mới, nhưng hiện nay nhiều nơi mở cửa kể cả trong những ngày Tết. Để tránh bị thất vọng, bạn nên kiểm tra trang web của những địa điểm mình thích và muốn đến tham quan trong dịp Tết.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã cung cấp thông tin. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có một chuyến đi thật nhiều vui vẻ và hữu ích. Thường xuyên ghé thăm website để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé!