Tối ngày 10/01 vừa qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức “Ngày hội ITEC.” Đây là dịp để các học viên Việt Nam đã từng đến Ấn Độ du học theo chương trình học bổng hợp tác kỹ thuật-kinh tế Ấn Độ (ITEC) gặp gỡ, giao lưu.
Tham dự ngày hội có gần 200 cựu du học sinh đến từ nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Phát biểu tại buổi giao lưu, bà Preeti Saran, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam cho biết: ITEC là chương trình ghi dấu những nỗ lực hợp tác về mặt kỹ thuật của Chính phủ Ấn Độ với Việt Nam, chương trình mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mối quan hệ lịch sử và thân tình giữa hai quốc gia. Theo chương trình này, mỗi năm Chính phủ Ấn Độ dành 150 suất học bổng cho Việt Nam. Năm nay, “Ngày hội ITEC” tổ chức nhân dịp kỷ niệm 41 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ Việt Nam-Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ cấp 150 suất học bổng mỗi năm cho học sinh VN
Chương trình học bổng ITEC là chương trình được tài trợ hoàn toàn bởi Chính phủ Ấn Độ, được mở rộng và phát triển trong nhiều năm qua. Dưới sự hỗ trợ của chương trình ITEC, SCAAP và các chương trình khác, 158 quốc gia ở Châu Á, Đông Âu, Trung Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, vùng Caribbean, các quốc đảo nhỏ trên vùng biển Thái Bình Dương đã được mời để tham dự chia sẻ các kinh nghiệm phát triển của Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo tiếng Anh, công nghệ thông tin, báo chí, viễn thông, quản lý, phát triển nông thôn, các khóa huấn luyện về công nghệ, năng lượng, phát triển nguồn nước và quản lý lao động…
Nhân dịp chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ấn Độ đã tuyên bố tăng gấp đôi số lượng học bổng từ 75 lên thành 150 phần. Chương trình ITEC bao gồm một số lĩnh vực đào tạo như: công nghệ thông tin, truyền thông, quản lý, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông thôn, môi trường, đào tạo tiếng Anh, tài chính kế toán…/.
Những lợi thế khi du học Ấn Độ
Thế mạnh và lợi ích của việc học tập tại Ấn Độ bắt nguồn từ một hệ thống mạnh bao gồm hơn 250 viện đại học và hơn 8000 trường đại học trực thuộc với tổng số sinh viên theo học hàng năm khoảng 5 triệu. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong các trường đại học, và vì thế, đó là một lợi thế bổ sung cho sinh viên nước ngoài có thể tiếp thu tốt các môn học, ngành học kĩ thuật để trở thành người có chuyên môn. Chương trình học và hệ thống giáo dục ở Ấn Độ được thế giới thừa nhận. Hơn nữa, chi phí học tập tại Ấn Độ so với các nơi khác khá là hợp túi tiền của người học. Chất lượng giáo dục của Ấn Độ được giám sát bởi Ủy ban Tuyển sinh quốc gia, Ủy ban Đánh giá và Xác nhận Quốc gia, Hiệp hội Các Trường Đại học Ấn Độ. Certification and Association of Indian Universities
Trong ngành công nghệ thông tin – vốn là một thế mạnh khác của Ấn Độ trong thời gian gần đây – Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin thuộc Chính phủ Ấn Độ luôn dành chỗ cho học sinh nước ngoài theo học phần lớn các chuyên ngành tại một vài trường đại học và viện đại học. Sinh viên nước ngoài học tập tại Ấn Độ.